DỊCH VỤ CƯỚI HỎI TRỌN GÓI HOÀNG PHƯỚC
Hotline & Zalo - Tư vấn: MR. Gia An 0349.585.932
HÂN HẠNH ĐƯỢC ĐÓN TIẾP VÀ PHỤC VỤ !
Dịch vụ mâm quả đám cưới các Quận trong Thành Phố Hổ Chí Minh : |
- Dịch vụ mâm quả tại Quận Bình Tân
- Dịch vụ mâm quả tại Quận Gò Vấp
- Dịch vụ mâm quả tại Quận Tân Bình
|
|
DỊCH VỤ MÂM QUẢ QUẬN BÌNH TÂN TP.HCM
Trong các ngày Lễ Dạm ngỏ - Đám hỏi - Đám cưới theo phong tục của người Việt Nam chúng ta thì khi nhà trai qua nhà gái phải có Lễ vật , chứ không thể nào đi tay không được. Nhà nghèo thì đi ít quả , nhà có kinh tế khá giả thì mâm cổ nhiều . Bây giờ thời buổi hiện đại , nhà gái không còn thách cưới như ngày xưa nữa .... Hiện giờ Từ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH đến các tỉnh thành phía Nam miền Tây thường thì nhà trai qua nhà gái đi từ 4 quả - 6 quả + 1 khay rượu lễ . Nhà nào khá giả muốn hoành tráng thì đi 10 quả - 12 quả . Đa số các gia đình thời buổi 4.0 này gần tới ngày vui của con mình ở TP.HCM không rành về làm Mâm quả ngày cưới hỏi , nên đều nhờ đến dịch vụ cưới hỏi trọn gói để đặt mâm quả ngày vui cho gia đình mình ! Chúng tôi những người làm dịch vụ cưới hỏi Tp.HCM rất hân hạnh được phục vụ và góp phần cho ngày trọng đại của gia đình mình !
Nhận đặt làm mâm quả cho các buổi lễ cưới như Dạm ngỏ - Đám Hỏi - Đám cưới .
- Các loại mâm quả cưới hỏi trang trí đẹp chất lượng.
- Giá rẻ từ 3 - 4 triệu trở lên tùy theo khách đặt bao nhiêu mâm quả , nhiều hay ít. . Giao hàng tận nơi trong phạm vi 5km - nếu khách ở xa có thể thương lượng giá ship hàng tại các Quận đã liệt kê ở phía trên .
- Địa chỉ: 638/39 Lê Trọng Tấn, P. Bình Hưng Hoà, Q. Bình Tân, TP. HCM
DỊCH VỤ CƯỚI HỎI TRỌN GÓI HOÀNG PHƯỚC- Hotline & Zalo - Tư vấn: MR. Gia An 0349.585.932
► Qúy khách có thể truy cập các website vệ tinh của chúng tôi trên coccoc.com hay google để tìm hiểu thêm :
► http://www.nguoidaidiendamcuoi.com/ ► https://nguoidaidiendamcuoi.net/
► http://dichvucuoihoitphcm.com/ ► http://nhalamlegiatientphcm.com/
► http://dichvucuoihoitrongoi.com/ ► http://nguoidaidiencuoihoi.com.vn/
► http://azwedding.com.vn/
- Danh dự và Uy Tín là tấm danh thiếp của 1 người làm Kinh doanh !
|
|
DỊCH VỤ MÂM QUẢ QUẬN BÌNH TÂN TP.HCM
DỊCH VỤ MÂM QUẢ QUẬN BÌNH TÂN TP.HCM
Tại sao những ngày cưới hỏi phải có Trầu Cau trong các Lễ Vật mang sang nhà gái ?
Nghi lễ cưới hỏi của người Việt Nam từ ngàn xưa cho đến nay dù muốn dù không , nghèo hay giàu cũng phải có miếng Trầu miếng Cau đi qua nhà gái để thưa chuyện Trăm năm. Và tục lệ đó chỉ duy nhất ở Việt Nam mới có mà không có một nước nào khác trên thế giới này có, ngay cả những nước có tục lệ ăn trầu từ xa xưa như Ấn Độ , Pakistan trải dài đến một số nước Châu Á và các nước thuộc quần đảo Nam Dương ...v...v....
Và tục lệ Trầu Cau bắt buộc phải có trong các ngày cưới hỏi , không phải tự nhiên mà nó có , mà nó có từ thời Vua Hùng Vương thứ 3 cách đây 4 ngàn năm dựng nước và giữ nước . Sau một lần vi hành Vua Hùng Vương thứ 3 cùng các cận thần đã đi ngang qua Miếu thờ anh em nhà họ Cao trong sự tích Trầu Cau , khi nhà Vua nghe các dân chúng trong làng kể lại chuyện buồn của anh em họ, Nhà vua thương tâm và cảm động ...khi ra về nhà Vua thông báo cho các Quan lại trong triều truyền lệnh xuống khắp bàn dân thiên hạ cả nước là kể tư nay trong các nghi Lễ cưới hỏi phải đưa Trầu Cau vào làm Lễ Vật chính cùng với các Mâm quả khác . Vì theo nhà Vua Hùng Vương thứ Ba , Trầu Cau là biểu tượng và minh chứng cho lòng chung thủy trong cái đạo lý nghĩa Vợ tình Chồng .
Cho nên ngày xưa các cụ vẫn thường có câu :
Hôn nhân là chuyện miếng trầu
Trầu cau như sợi chỉ hồng se duyên !
Và Trầu Cau như là một trong những ước mơ của các cặp đôi yêu nhau mong chờ ngày hạnh phúc :
Em về cuốc đất trồng cau
Cho anh mổ ké giây trầu kế bên,
Khi nào trầu mọc leo cau ,
Anh thưa Bố Mẹ mang trầu cưới em !
Trầu cau cũng là lời chúc mừng cho đôi vợ chồng mới :
Giây trầu quấn lấy thân cau
Chúc cho đôi bạn yêu nhau trọn đời !
Trầu cau cũng biểu tượng duyên nợ phu thê :
Trầu này trầu nghĩa trầu tình
Trầu duyên trầu nợ trầu mình với ta
Mai sau ta sống một nhà
Cho Loan với Phượng giao hòa bên nhau
Và như trong một bài hát hát của nam ca sĩ Ngọc Sơn có 4 câu ca từ :
Miếng trầu nên nghĩa phu thê
Mẹ Cha đã định ...em về với anh
Hết rồi áo tím áo xanh
Giờ đây em đã ...có anh làm chồng !
Và trong các nghi Lễ cưới hỏi ngày xưa Miếng trầu bao giờ vẫn là đầu câu chuyện , Câu chuyện gì đây ? Vâng thưa các vị đó là chuyện trăm năm của đôi trẻ mà các Ông Mai Bà Mối , các vị Trưởng Tộc nhà trai nhà gái mời nhau trao nhau miếng trầu để mở đầu câu chuyện se duyên cho đôi bạn :
Dăm miếng Trầu cau đôi ba câu dặn
Một chén rượu đào , năm bảy lời giao .
Ý của Câu này là hai bên mời nhau miếng Trầu để bàn chuyện kết hôn cho hai trẻ , và sau khi thống nhất với nhau chọn ngày lành tháng tốt để tác hợp lương duyên thì tiếp tục mời nhau chén rượu hồng để kết tình nghĩa Thông gia.
- Sự tích Trầu cau
Sự tích trầu cau là một tác phẩm trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có từ khoảng năm 2000 trước công nguyên thời vua Hùng và được ghi lại trong sử thi "Lĩnh Nam Chích Quái" [1]. Câu chuyện này nhân cách hóa nguồn gốc của cây cau, cây trầu không và tảng đá vôi là những thứ được sử dụng để ăn trầu cũng như giải thích tục lệ sử dụng trầu cau trong các đám cưới. Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có Sự tích trầu cau. Câu chuyện này nhân cách hóa nguồn gốc của cây cau, cây trầu không và tảng đá vôi là những thứ được sử dụng để ăn trầu cũng như giải thích tục lệ sử dụng trầu cau trong các lễ cưới người Việt. Cho đến ngày nay, trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu trong việc giao hiếu, kết thân và cưới hỏi của người Việt. Bình vôi ăn trầu từng là một vật không thể thiếu trong việc giao tế cũng như lễ nghi gắn liền với tục ăn trầu.
Sự tích thuộc dạng văn học truyền miệng và có nhiều dị bản. Câu chuyện kể là vào đời vua Hùng Vương thứ ba có hai anh em Tân và Lang rất thương yêu nhau. Tân sau khi có vợ thì không còn chăm sóc đến em như trước nữa. Lang lấy làm buồn rầu và bỏ nhà ra đi. Tới bên bờ suối thì Lang mệt quá, gục xuống chết và hóa thành tảng đá vôi. Tân, không thấy em về, vì thương em nên quyết đi tìm. Đi đến bờ suối thì Tân mệt lả và chết, biến thành cây cau bên tảng đá vôi. Vợ Tân không thấy chồng cũng bỏ đi tìm. Nàng tìm đến bờ suối, ngồi dựa vào thân cau mà chết, biến thành dây trầu không. Trầu, cau và vôi khi quyện lại với nhau tạo ra sắc đỏ như máu nên sau có vua Hùng Vương đi tuần qua đó, nghe thấy câu chuyện trên mà dạy cho dân Việt hãy dùng ba thứ vôi, cau và trầu làm biểu tượng tình nghĩa thắm thiết anh em, vợ chồng. Ngôi đền thờ ba người hiện nay là đền Tam Khương ở làng Nam Hoa, huyện Nam Đàn (Nghệ An) mà các triều đại phong kiến vẫn có sắc phong tặng.
MC Chủ Hôn Lương Vĩnh Tùng biên soạn .
Kỷ niệm ngày Tết Tây 1/1/2021
DỊCH VỤ CƯỚI HỎI TRỌN GÓI HOÀNG PHƯỚC
Hotline & Zalo - Tư vấn: MR. Gia An 0349.585.932
HÂN HẠNH ĐƯỢC ĐÓN TIẾP VÀ PHỤC VỤ !
|
|
DỊCH VỤ MÂM QUẢ QUẬN BÌNH TÂN TP.HCM
DỊCH VỤ MÂM QUẢ QUẬN BÌNH TÂN TP.HCM
DỊCH VỤ MÂM QUẢ QUẬN BÌNH TÂN TP.HCM
DỊCH VỤ MÂM QUẢ QUẬN BÌNH TÂN TP.HCM
|
|
|
DỊCH VỤ CƯỚI HỎI TRỌN GÓI HOÀNG PHƯỚC
Hotline & Zalo - Tư vấn: MR. Gia An 0349.585.932
HÂN HẠNH ĐƯỢC ĐÓN TIẾP VÀ PHỤC VỤ !